GIẢNG VIÊN KHOA HÓA HỌC - NGUYỄN THỊ NGỌC LINH BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP HỌC VIỆN


GIẢNG VIÊN KHOA HÓA HỌC - NGUYỄN THỊ NGỌC LINH BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP HỌC VIỆN

 

Ngày 01/10/2020, tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện của NCS. Nguyễn Thị Ngọc Linh - giảng viên Khoa Hóa học.

Tên luận án: Nghiên cứu chế tạo và tính chất của cấu trúc lai ferit từ - kim loại (Ag, Au) kích thước nano định hướng ứng dụng trong y sinh”, chuyên ngành: Hóa vô cơ, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Trọng Lư và PGS.TS. Ngô Đại Quang.

Các thành viên tham gia hội đồng đánh giá luận án gồm có:

1. GS.TS. Vũ Đình Lãm - Chủ tịch hội đồng

2. GS.TS. Thái Hoàng – Phản biện 1

3. PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính – Phản biện 2

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan – Phản biện 3

5. PGS. TS. Nguyễn Tuấn Dung – Thư kí HĐ

6. PGS. TS. Nguyễn Văn Đăng - Ủy viên HĐ

7. GS.TS. Lê Thanh Sơn - Ủy viên HĐ

Những kết quả đạt được của luận án đã được công bố trên trên 8 công trình, trong đó có 01 bài báo thuộc danh mục ISI - Q1, 01 bài kỷ yếu Hội thảo quốc tế, 05 bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước và 01 sở hữu trí tuệ (đã được chấp nhận đơn hợp lệ). Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân và kết quả cao trong quá trình làm nghiên cứu sinh, giảng viên Nguyễn Thị Ngọc Linh cũng đã nhận được học bổng Vallet 2020 dành cho NCS có thành tích xuất sắc.

Hội đồng đã đánh giá cao những kết quả đạt được của luận án với kết quả 6/7 phiếu xuất sắc.

Tham dự buổi bảo vệ có đông đảo bạn bè đồng nghiệp, nhóm nghiên cứu và gia đình của NCS Nguyễn Thị Ngọc Linh. Phát biểu trong buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học đã cảm ơn Hội đồng đánh giá luận án, tập thể thầy hướng dẫn và chúc mừng NCS Nguyễn Thị Ngọc Linh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Chúc Tân tiến sĩ sẽ tiếp tục phát huy các thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Những đóng góp mới của luận án:

  1. Tổng hợp thành công hạt nano ferit từ MFe2O4 (M: Fe, Co, Mn) với kích thước đồng đều, đơn phân tán bằng phương pháp phân hủy nhiệt trong dung môi              1-octadecen. Vật liệu được chế tạo ở nồng độ cao tiền chất nhằm tiết kiệm chi phí.
  2. Tổng hợp thành công vật liệu nano lai Fe3O4/Ag với khả năng điều khiển cấu trúc (lõi - vỏ hoặc dumbbell), kích thước, thành phần và độ đồng đều thông qua việc thay đổi điều kiện thực nghiệm (nồng độ tiền chất Ag sử dụng).
  3. Tổng hợp thành công vật liệu nano lai Fe3O4/Au rỗng, kích thước nhỏ (dưới 20 nm) với vị trí cộng hưởng plasmon bề mặt được điều khiển đến vùng hồng ngoại gần (trên 700 nm). Hệ lai Fe3O4/Au rỗng bọc PMAO có thể chuyển đổi năng lượng điện từ và năng lượng ánh sáng thành nhiệt với hiệu suất cao (SLP = 1082,75 W/g) khi kết hợp đồng thời cả từ trường và laze. Bên cạnh đó chúng còn thể hiện khả năng tăng tính tương phản đồng thời với cả T1 và T2, và có thể sử dụng làm chất tương phản kép cho kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân.
  4. Hệ vật liệu lai chế tạo được thể hiện tính chất đa chức năng: tính chất từ, quang và kháng khuẩn. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng cao của cấu trúc nano lai Fe3O4-(Ag, Au) trong chẩn đoán và điều trị ung thư.

Một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:

 

PGS.TS. Nguyễn Văn Đăng tặng hoa tập thể hướng dẫn

GS.TS. Vũ Đình Lãm – Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ chúc mừng NCS

NCS Nguyễn Thị Ngọc Linh chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng

NCS. Nguyễn Thị Ngọc Linh cùng thầy hướng dẫn

NCS. Nguyễn Thị Ngọc Linh cùng các bạn bè, đồng nghiệp và nhóm ngiên cứu.

Tin bài: Khoa Hóa học

 


Bài viết khác