Seminar khoa học “Nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm”
Sáng ngày 15-11-2020, Khoa Hóa học đã tổ chức seminar khoa học với chủ đề “Nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm”. Câu hỏi được đặt ra trong buổi seminar này là “Những ích lợi của sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học? Mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp? Tham gia buổi seminar có đầy đủ các thầy cô giảng viên khoa Hóa học, các sinh viên (SV) và học viên cao học khóa 2020 – 2022.
Tại buổi seminar, TS. Nguyễn Đình Vinh – trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học cho thấy cơ hội nghiên cứu khoa học tại Khoa Hóa học – TNUS với đội ngũ thầy cô có kinh nghiệm nghiên cứu và hệ thống trang thiết bị hiện đại tại phòng thí nghiệm. Năm học 2020-2021, Khoa Hóa học có 18 CBGV trong đó có 01 PGS.TS, 10 TS, 04 ThS.NCS và 03 ThS. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các cán bộ giảng viên khoa Hóa học đã và đang chủ nhiệm nhiều đề tài các cấp. Hệ thống phòng thí nghiệm vớinhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại như: Máy phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Mode Hitachi Z2000), Phổ ICP-OES (Model ULTIMA EXPERT) để xác định kim loại nặng; Multi TOC/TN – Multi N/C 3100 dùng để phân tích Cacbon tổng, Cacbon vô cơ, Cacbon hữu cơ, phân tích Nitơ tổng…; Phổ hồng ngoại: spectrum two, Phổ Raman XploRA PLUS dùng để phân tích nhóm chức và liên kết hóa học; Nhiễu xạ tia X XRD D2 Phaser dùng để phân tích cấu trúc tinh thể và hợp chất hóa học; Thiết bị UV-Vis (V770). Ngoài ra còn có các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của các cán bộ giảng viên và sinh viên trong Khoa như lò nung đến nhiệt độ 1400 0C; cối nghiền năng lượng cao, tủ hút…
Thầy Nguyễn Đình Vinh giới thiệu cơ hội nghiên cứu khoa học tại Khoa Hóa học – TNUS
Cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh đã trình bày quy trình chi tiết thực hiện một ý tưởng nghiên cứu khoa học. Đó là việc đọc tài liệu, khai thác thông tin khoa học để thực hiện các nhiệm vụ: Lựa chọn đề tài nghiên cứu; xây dựng mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu; thực nghiệm, xử lý và phân tích dữ liệu; viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, cô Linh đã đạt được nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu như bảo vệ luận án Tiến sĩ với kết quả xuất sắc, hướng dẫn 01 sinh viên đạt giải nhì giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học toàn quốc năm 2019, cá nhân cô đạt học bổng Vallet dành cho nghiên cứu sinh năm 2020.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Linh chia sẻ kinh nghiệm thực hiện một ý tưởng nghiên cứu khoa học
Để trả lời cho câu hỏi, “mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm của sinh viên”, em Hà Phương Lan – cựu sinh viên ngành Hóa dược đã có nhiều chia sẻ bổ ích với thầy cô và các bạn sinh viên trong seminar. Thực vậy, theo Hà Phương Lan: “Nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho sinh viên là một dự án nhỏ cho mỗi sinh viên bắt đầu vào con đường nghiên cứu”. NCKH giúp các bạn SV hiểu sâu hơn kiến thức trên giảng đường, đồng thời bổ sung kiến thức ngoài sách vở. NCKH giúp SV phát triển nhanh hơn, chủ động trong học tập như phương pháp học, cách thức phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề…, rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… Đó là những kinh nghiệm quý báu mà sinh viên cần có khi xin việc làm. Từ kinh nghiệm thực tế của cá nhân đã được tham gia cả hoạt động NCKH và KLTN, Lan cho biết: “Hiện nay, em đang làm hai mảng quan trọng trong sản xuất dược là Đảm bảo chất lượng và Kiểm tra chất lượng. Do có kinh nghiệm trong chiết tách chạy sắc ký, sử dụng và vận hành máy AAS để phân tích hàm lượng kim loại thường và kim loại nặng, sử dụng máy HPLC khi làm NCKH nên em đã đạt được điểm cao khi tham gia phỏng vấn và kiểm tra kiến thức, kĩ năng của nhà tuyển dụng”. Hiện nay, Hà Phương Lan đang làm việc tại Phòng kiểm tra chất lượng - Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Phương Đông (Bắc Ninh)
Cựu sinh viên Hà Phương Lan chia sẻ kinh nghiệm khi làm NCKH, KLTN và những thuận lợi khi phóng vấn tuyển dụng.
Theo chia sẻ của Nguyễn Thị Kiều Chinh, cựu SV lớp Công nghệ kĩ thuật Hóa học K13 – một sinh viên đã có thời gian 3 tháng học tập theo chương trình Trao đổi sinh viên tại Tây Ba Nha. Nguyễn Thị Kiều Chinh có ngoại ngữ là Tiếng Anh khá tốt nhưng chưa tham gia NCKH và KLTN. Chinh đã chia sẻ rằng, khi còn đi học Chinh chưa chú ý nhiều đến các kĩ năng thực hành mà quan tâm nhiều đến việc trau dồi ngoại ngữ. Sau khi ra trường, khi xin việc Chinh nhận thấy kĩ năng thực nghiệm, sử dụng thiết bị là rất quan trọng. Hiện nay, Chinh đang học việc tại phòng Thí nghiệm - Khoa Hóa học nhằm nâng cao những kĩ năng trong thực hành thí nghiệm. Với khả năng tiếng anh tốt, cùng với tay nghề tốt, Chinh hi vọng sẽ tìm được những công việc yêu thích và phù hợp với mình.
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Kiều Chinh chia sẻ kinh nghiệm học tập tại Tây Ban Nha và lời khuyên với các em sinh viên.
Cũng trong buổi seminar, thầy Nguyễn Đình Vinh và cô Bùi Minh Quý – Phó trưởng Khoa Hóa học đã có những lời khuyên và nhắn nhủ đến các em sinh viên Khoa Hóa học khi ngồi trên giảng đường đại học. Mong các em quý trọng những thời gian và những kiến thức các thầy cô đã truyền đạt trong giờ học. Mong các em tìm được niềm vui và đam mê trong nghiên cứu khoa học.
TS. Bùi Minh Quý - Phó trưởng Khoa Hóa học
Hi vọng sau buổi seminar, các sinh viên sẽ thấy được sự cần thiết đối với việc trau dồi các kĩ năng thực hành thí nghiệm và những lợi ích khi tham gia nghiên cứu khoa học và làm Khóa luận tốt nghiệp. Đây là những kiến thức và kĩ năng rất bổ ích cho các SV sau khi tốt nghiệp ra trường.
Một số hình ảnh của buổi seminar:
Tin bài: Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa Hóa học.
Seminar khoa học “Nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm”
Sáng ngày 15-11-2020, Khoa Hóa học đã tổ chức seminar khoa học với chủ đề “Nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm”. Câu hỏi được đặt ra trong buổi seminar này là “Những ích lợi của sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học? Mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp? Tham gia buổi seminar có đầy đủ các thầy cô giảng viên khoa Hóa học, các sinh viên (SV) và học viên cao học khóa 2020 – 2022.
Tại buổi seminar, TS. Nguyễn Đình Vinh – trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học cho thấy cơ hội nghiên cứu khoa học tại Khoa Hóa học – TNUS với đội ngũ thầy cô có kinh nghiệm nghiên cứu và hệ thống trang thiết bị hiện đại tại phòng thí nghiệm. Năm học 2020-2021, Khoa Hóa học có 18 CBGV trong đó có 01 PGS.TS, 10 TS, 04 ThS.NCS và 03 ThS. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các cán bộ giảng viên khoa Hóa học đã và đang chủ nhiệm nhiều đề tài các cấp. Hệ thống phòng thí nghiệm vớinhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại như: Máy phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Mode Hitachi Z2000), Phổ ICP-OES (Model ULTIMA EXPERT) để xác định kim loại nặng; Multi TOC/TN – Multi N/C 3100 dùng để phân tích Cacbon tổng, Cacbon vô cơ, Cacbon hữu cơ, phân tích Nitơ tổng…; Phổ hồng ngoại: spectrum two, Phổ Raman XploRA PLUS dùng để phân tích nhóm chức và liên kết hóa học; Nhiễu xạ tia X XRD D2 Phaser dùng để phân tích cấu trúc tinh thể và hợp chất hóa học; Thiết bị UV-Vis (V770). Ngoài ra còn có các thiết bị khác phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu của các cán bộ giảng viên và sinh viên trong Khoa như lò nung đến nhiệt độ 1400 0C; cối nghiền năng lượng cao, tủ hút…
Thầy Nguyễn Đình Vinh giới thiệu cơ hội nghiên cứu khoa học tại Khoa Hóa học – TNUS
Cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngọc Linh đã trình bày quy trình chi tiết thực hiện một ý tưởng nghiên cứu khoa học. Đó là việc đọc tài liệu, khai thác thông tin khoa học để thực hiện các nhiệm vụ: Lựa chọn đề tài nghiên cứu; xây dựng mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu; thực nghiệm, xử lý và phân tích dữ liệu; viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, cô Linh đã đạt được nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu như bảo vệ luận án Tiến sĩ với kết quả xuất sắc, hướng dẫn 01 sinh viên đạt giải nhì giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học toàn quốc năm 2019, cá nhân cô đạt học bổng Vallet dành cho nghiên cứu sinh năm 2020.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Linh chia sẻ kinh nghiệm thực hiện một ý tưởng nghiên cứu khoa học
Để trả lời cho câu hỏi, “mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và cơ hội việc làm của sinh viên”, em Hà Phương Lan – cựu sinh viên ngành Hóa dược đã có nhiều chia sẻ bổ ích với thầy cô và các bạn sinh viên trong seminar. Thực vậy, theo Hà Phương Lan: “Nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho sinh viên là một dự án nhỏ cho mỗi sinh viên bắt đầu vào con đường nghiên cứu”. NCKH giúp các bạn SV hiểu sâu hơn kiến thức trên giảng đường, đồng thời bổ sung kiến thức ngoài sách vở. NCKH giúp SV phát triển nhanh hơn, chủ động trong học tập như phương pháp học, cách thức phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề…, rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… Đó là những kinh nghiệm quý báu mà sinh viên cần có khi xin việc làm. Từ kinh nghiệm thực tế của cá nhân đã được tham gia cả hoạt động NCKH và KLTN, Lan cho biết: “Hiện nay, em đang làm hai mảng quan trọng trong sản xuất dược là Đảm bảo chất lượng và Kiểm tra chất lượng. Do có kinh nghiệm trong chiết tách chạy sắc ký, sử dụng và vận hành máy AAS để phân tích hàm lượng kim loại thường và kim loại nặng, sử dụng máy HPLC khi làm NCKH nên em đã đạt được điểm cao khi tham gia phỏng vấn và kiểm tra kiến thức, kĩ năng của nhà tuyển dụng”. Hiện nay, Hà Phương Lan đang làm việc tại Phòng kiểm tra chất lượng - Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Phương Đông (Bắc Ninh)
Cựu sinh viên Hà Phương Lan chia sẻ kinh nghiệm khi làm NCKH, KLTN và những thuận lợi khi phóng vấn tuyển dụng.
Theo chia sẻ của Nguyễn Thị Kiều Chinh, cựu SV lớp Công nghệ kĩ thuật Hóa học K13 – một sinh viên đã có thời gian 3 tháng học tập theo chương trình Trao đổi sinh viên tại Tây Ba Nha. Nguyễn Thị Kiều Chinh có ngoại ngữ là Tiếng Anh khá tốt nhưng chưa tham gia NCKH và KLTN. Chinh đã chia sẻ rằng, khi còn đi học Chinh chưa chú ý nhiều đến các kĩ năng thực hành mà quan tâm nhiều đến việc trau dồi ngoại ngữ. Sau khi ra trường, khi xin việc Chinh nhận thấy kĩ năng thực nghiệm, sử dụng thiết bị là rất quan trọng. Hiện nay, Chinh đang học việc tại phòng Thí nghiệm - Khoa Hóa học nhằm nâng cao những kĩ năng trong thực hành thí nghiệm. Với khả năng tiếng anh tốt, cùng với tay nghề tốt, Chinh hi vọng sẽ tìm được những công việc yêu thích và phù hợp với mình.
Cựu sinh viên Nguyễn Thị Kiều Chinh chia sẻ kinh nghiệm học tập tại Tây Ban Nha và lời khuyên với các em sinh viên.
Cũng trong buổi seminar, thầy Nguyễn Đình Vinh và cô Bùi Minh Quý – Phó trưởng Khoa Hóa học đã có những lời khuyên và nhắn nhủ đến các em sinh viên Khoa Hóa học khi ngồi trên giảng đường đại học. Mong các em quý trọng những thời gian và những kiến thức các thầy cô đã truyền đạt trong giờ học. Mong các em tìm được niềm vui và đam mê trong nghiên cứu khoa học.
TS. Bùi Minh Quý - Phó trưởng Khoa Hóa học
Hi vọng sau buổi seminar, các sinh viên sẽ thấy được sự cần thiết đối với việc trau dồi các kĩ năng thực hành thí nghiệm và những lợi ích khi tham gia nghiên cứu khoa học và làm Khóa luận tốt nghiệp. Đây là những kiến thức và kĩ năng rất bổ ích cho các SV sau khi tốt nghiệp ra trường.
Một số hình ảnh của buổi seminar:
Tin bài: Nguyễn Thị Hồng Hoa – Khoa Hóa học.