Chương trình đào tạo hệ Liên thông lên trình độ Đại học


  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1.  Mục tiêu chung

            -  Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và nâng cao về lý thuyết hóa học, tiếp cận được khối kiến thức chuyên ngành Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ và Hóa phân tích.

            -  Trang bị đầy đủ những kỹ năng thực nghiệm các chuyên ngành hóa học.

            -  Sinh viên được tiếp cận với các máy móc thực nghiệm hiện đại và chuẩn xác như máy quang phổ, được trang bị các kỹ năng làm nghiên cứu khoa học độc lập, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở các quy mô khác nhau.

            -  Sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với các chương trình học tập và thực tập ở nước ngoài về chuyên ngành hóa do các công ty trong nước và ngoài nước tài trợ.

            -  Sinh viên có khả năng thực nghiệm tốt trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài thực tế, có khả năng sử dụng được các loại máy móc hiện đại.

            -  Có khả năng tự cập nhật kiến thức theo các nguồn trong và ngoài nước.

1.2.  Chuẩn đầu ra

* Kiến thức   

- Có kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về Hoá học, bao gồm: hoá Cấu tạo, hoá Vô cơ, hoá Hữu cơ, Hoá lí, hoá Phân tích, v.v.

- Hiểu rõ tính năng và biết phương pháp sử dụng các dụng cụ hoá học truyền thống và các loại máy móc hiện đại để phục vụ các hoạt động liên quan đến hoá học.

- Có kiến thức tin học đủ để làm việc văn phòng và sử dụng các phần mềm Hoá học, có kiến thức ngoại ngữ đủ để giao tiếp phổ thông và tiếp cận tài liệu Hoá học.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng:

- Có kiến thức chuyên môn vững, có khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp và phương pháp làm việc khoa học. Đáp ứng tốt công tác quản lý liên quan đến Hoá học trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.

- Có khả năng sử dụng các dụng cụ hoá học truyền thống và các máy móc hiện đại, đáp ứng tốt các công việc liên quan đến thực nghiệm Hoá học trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.

- Có khả năng độc lập thực hiện các phản ứng hóa học cơ bản theo một chu trình đã định sẵn, hoặc độc lập phân tích và xử lí các số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm.

- Có khả năng tiếp cận và nắm bắt công nghệ hiện đại của ngành hoá học dựa trên chương trình học lí thuyết và thực hành của chương trình giáo dục.

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới. Có khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.

Kỹ năng mềm:

- Thành thạo các chương trình soạn thảo dành cho hóa học. Có khả năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong hóa học.

- Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành đủ để đọc và dịch các tài liệu về hóa học.

- Có thể làm việc độc lập hoặc hợp tác theo nhóm, có khả năng làm dự án về chuyên môn.

- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành.

* Thái độ

- Có tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biết trân trọng những thành tựu khoa học, văn hoá, nghệ thuật của nhân loại, của đất nước và dân tộc. Biết lấy giá trị đạo đức làm thước đo khi quyết định hành động.

- Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, có khả năng linh động hoạt bát với môi trường lao động, có thái độ phục vụ nhiệt tình.

- Có khả năng cập nhật kiến thức mới về chyên ngành. Có tinh thần sáng tạo, biết cống hiến, biết xây dựng tập thể.

1.3. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

  Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng cử nhân Hoá học và có thể làm việc ở các vị trí sau.

- Có thể làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS) của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy gang thép, luyện kim, phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, bia rượu, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, bông vải sợi v.v.

- Giảng dạy các môn hoá học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề và các trường phổ thông.

- Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như trạm quan trắc, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, v.v.

- Làm nghiên cứu viên và quản lí các vấn đề liên quan đến chuyên ngành hoá học tại các viện khoa học, trung tâm khoa học.

- Quản lí các vấn đề về hóa học tại các sở, ban, ngành như thanh tra xây dựng, làm điều tra viên tại các cơ quan công an, thanh tra môi trường và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ...

- Có thể làm chuyên viên, nghiên cứu viên và quản lí trong các đơn vị, cơ sở phát triển sản suất, công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hóa học và ứng dụng hóa học như làm việc trong bộ phận sản xuất pin, ắc qui của các công ty điện tử, làm việc trong bộ phận sơn, mạ, nhựa của các công ty đóng tầu, sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ dân dụng v.v.

1.4. Thông tin đầu vào

            Sinh viên tốt nghiệp các ngành đào tạo sau có thể tham gia dự thi liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành cử nhân Hóa học:

- Những chương trình cùng nhóm ngành là các chương trình đào tạo liên quan trực tiếp đến hóa học và công nghệ, kĩ thuật hóa học, số tín chỉ học các môn liên quan đến Hóa học chiếm từ  50% trở lên tổng số TC trong ngành đào tạo. SV tốt nghiệp các chương trình này có thể dự thi mà không cần học các chương trình chuyển đổi. Ví dụ: Cử nhân hóa học, công nghệ hóa học, sư phạm Hóa học, sư phạm sinh hóa, cao đẳng hóa chất, sư phạm lý hóa, Hóa dược, Hóa dầu, công nghệ kỹ thuật hóa học, ...

- Những chương trình gần là các chương trình không liên quan trực tiếp đến hóa học và công nghệ, kĩ thuật hóa học, số tín chỉ học các môn liên quan đến Hóa học chiếm dưới 50% tổng số TC trong ngành đào tạo. SV tốt nghiệp các ngành này, trước khi dự thi phải học các chương trình chuyển đổi. Ví dụ: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, cử nhân sinh học, môi trường, Dược phẩm, Công nghiệp, Kỹ thuật, Vật liệu, ...

Khối kiến thức bổ sung:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

Đối với nhóm ngành gần

1

Cơ sở Hóa hữu cơ

3

 

2

Cơ sở Hóa phân tích

3

 

3

Cơ sở Hóa vô cơ

3

 

4

Cơ sở Hóa lý

3

 

 

Tổng số

12

 

Đối với nhóm ngành còn lại

 

 

1

Cơ sở Hóa hữu cơ

3

 

2

Cơ sở Hóa phân tích

3

 

3

Cơ sở Hóa vô cơ

3

 

4

Cơ sở Hóa lý

3

 

5

Cơ sở Hóa Cấu tạo

3

 

 

Tổng số

15

 

  1. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 1,5 năm.
  2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 55 tín chỉ

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN LIÊN THÔNG TỪ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC

TT

Môn học

Số TC

Số tiết

Lý thuyết/BT/TL

Thực hành

 

MÔN HỌC BẮT BUỘC

30

 

 

  1.  

Hóa cấu tạo

2

30

0

  1.  

Hóa vô cơ

3

45

0

  1.  

Lý thuyết hóa hữu cơ

3

45

0

  1.  

Hóa phân tích

3

45

0

  1.  

Hóa lý 2

2

30

0

  1.  

Tiếng Anh chuyên ngành

4

60

0

  1.  

Thiết bị dạy học Hóa học ở trường phổ thông

3

45

0

  1.  

Phương pháp giải toán hóa học ở trường phổ thông 1

2

30

0

  1.  

Hóa sinh

2

30

0

  1.  

Cơ sở lý thuyết các phương pháp phổ

2

45

0

  1.  

Hóa kỹ thuật

2

30

0

  1.  

Phương pháp giải toán hóa học ở trường phổ thông 2

2

30

0

 

MÔN HỌC TỰ CHỌN

12/24

   
  1.  

Hóa vô cơ 2

2

30

0

  1.  

Hóa phân tích 2

2

30

0

  1.  

Hóa hữu cơ 2

2

30

0

  1.  

Hóa phân tích môi trường

2

30

0

  1.  

Thống kê xử lý kết quả thực nghiệm

2

30

0

  1.  

Tin học ứng dụng trong hóa học

2

30

0

  1.  

Hóa học thủy quyển

2

30

0

  1.  

Cơ sở hóa dược

2

30

0

  1.  

Hóa học các hợp chất bảo vệ thực vật

2

30

0

  1.  

Các phương pháp sắc ký

2

30

0

  1.  

Hóa dầu và công nghệ chế biến dầu mỏ

2

30

0

  1.  

Công nghệ xử lý nước cấp và nước thải

2

30

0

 

KHÔI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

6

 

 

  1.  

Chuyên ngành Hóa vô cơ

     
  1.  

Vật liệu y sinh

2

30

0

  1.  

Các PP nghiên cứu hóa vô cơ

2

30

0

 

Tự chọn 2/4 tín chỉ

2/4

   
  1.  

Công nghệ nano

2

30

0

  1.  

Công nghệ sản xuất các chất vô cơ

2

30

0

  1.  

Hóa học phức chất

2

30

0

  1.  

Chuyên ngành Hóa hữu cơ

     
  1.  

Hóa học các hợp chất thiên nhiên

2

30

0

  1.  

Tổng hợp hữu cơ 

2

30

0

 

Tự chọn 2/6 tín chỉ

2/4

   
  1.  

Hóa lập thể

2

30

0

  1.  

PP sắc ký trong hóa học hữu cơ

2

30

0

 

Chuyên ngành Hóa phân tích

     
  1.  

Phân tích điện hóa

2

30

0

  1.  

Phân tích phát xạ và hấp thụ nguyên tử

2

30

0

 

Tự chọn 2/4 tín chỉ

     
  1.  

Các phương pháp sắc kí trong phân tích

2

30

0

  1.  

Xử lý mẫu

2

30

0

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (HOẶC HP THAY THẾ): 7 TC

1

Hóa môi trường

2

30

0

2

Phân tích công cụ

2

45

0

3

Hóa vật liệu

3

45

0

 

Tổng cộng

55

 

 

 


Bài viết khác