Bộ môn Hóa dược


I. Đội ngũ

Bộ môn Hóa dược được thành lập tháng 10 năm 2018 theo quyết định số 915/QĐ-ĐHKH ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Hiệu Trưởng trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên trên cơ sở là tổ Hóa hữu cơ thành lập tháng 7 năm 2010.  Hiện nay, bộ môn có 09 giảng viên . Trong đó 03 Phó Giáo sư, 03 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ. Trong đó có 02 Thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh trong nước

Bộ môn Hóa Dược

STT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

1.

PGS.TS Vương Trường Xuân

Trưởng Bộ môn

 0965478187

xuanvt@tnus.edu.vn

2.

PGS.TS. Phạm Thế Chính

Giảng viên - kiêm nhiệm

0988113933

chinhpt@tnus.edu.vn

3.

PGS.TS Phạm Thị Thu Hà

Giảng viên

0972998955

haptt@tnus.edu.vn

4.

TS. Khiếu Thị Tâm

Giảng viên

0979205492

tamkt@tnus.edu.vn

5.

TS. Nguyễn Thị Thu Thúy

Giảng viên

0983828880

thuyntt@tnus.edu.vn

6.

TS.Vũ Tuấn Kiên

Giảng viên

0913898002

kienvt@tnus.edu.vn

7.

ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân

Giảng viên

0977559387

nganntk@tnus.edu.vn

8.

ThS. Hoàng Thị Thanh

Giảng viên

0915806026

thanhht@tnus.edu.vn

9.

ThS. Cao Thanh Hải

Giảng viên

0975799123

haict@tnus.edu.vn

 

     

 

II. Chức năng nhiệm vụ

Bộ môn được Khoa giao nhiệm vụ giảng dạy các học phần Hóa hữu cơ, cho sinh viên toàn Trường và Hóa dược cho sinh viên ngành hóa dược, giảng dạy các học phần chuyên đề, các học phần chuyên ngành có liên quan đến hóa hữu cơ, hóa dược và phân tích hóa dược cho sinh viên của khoa.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, Bộ môn còn được Khoa giao nhiệm vụ tập trung nghiên cứu Khoa học. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đồng thời hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp Đại học và làm luận văn thạc sĩ.

III. Đào tạo

  1. Ngành Hóa dược (Pharmaceutical Chemistry) - mã 7720203: là ngành khoa học dựa trên nền tảng là hóa học để từ đó nghiên cứu các vấn đề của ngành khoa học dược học có liên quan chặt chẽ với các ngành sinh học và y học, chuyên nghiên cứu vấn đề về thiết kế, tổng hợp và phân tích dược. Ngành Hóa dược là một ngành khoa học thể hiện sự kết hợp giữa hóa hữu cơ với hóa sinh, hóa tin học, dược lý, toán thống kê và hóa lý.

  2. Chương trình đào tạo ngành Hóa dược sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để có thể làm việc, cống hiến trong các ngành công nghiệp dược phẩm, bào chế thuốc, sản xuất thực phẩm chức năng… Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về dược lý học và cách tác động của thuốc trong cơ thể; quá trình phát hiện, sàng lọc, tổng hợp dược phẩm; các phương pháp tách chiết, cô lập và phân tích các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học; hiểu được những kiến thức về dược lý học và các tác động của thuốc trong cơ thể.

Ngành Hóa dược có 2 chương trình đào tạo là:

  • PHÂN TÍCH KIỂM NGHIỆM  DƯỢC PHẨM

  • HÓA DƯỢC LIỆU

  1. Các môn học tiêu biểu

  • Chương trình HÓA DƯỢC LIỆU:

  • Các môn học tiêu biểu cho chương trình Hóa dược liệu:  kỹ thuật phân loại cây thuốc, kỹ thuật phân tách hoạt chất trong dược liệu, kỹ thuật tổng hợp hóa dược, các tiền thuốc, tinh dầu dược liệu..vv

  • Chương trình PHÂN TÍCH KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

  • Các môn học tiêu biểu cho chương trình này bao gồm: Kỹ thuật xử lý mẫu dược phẩm và dược liệu, Kỹ thuật phân tích dược phẩm bằng quang phổ, Thực tập phân tích kiểm nghiệm dược liệu, Kỹ thuật phân tích kiểm định dược phẩm, Kỹ thuật sắc ký trong phân tích thuốc.

  1. Các thiết bị hiện đại sử dụng trong đào tạo, thực hành và nghiên cứu

  • Máy quang phổ hấp thụ phân tử (UV_VIS), máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), và máy quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR)..vv

        5. Các khối thi vào ngành Hóa dược

 * Toán, Vật lý, Hoá học (A00),

                  * Toán, KHTN, Văn học (A16),

                  * Toán, Hoá học, Sinh học (B00),

                  * Ngữ Văn, Toán, GDCD (C14)

 

  1. Cơ hội việc làm của ngành Hóa dược

 

Do ngành Hóa dược là ngành học khá mới, chưa được nhiều người biết đến, nhu cầu tuyển dụng tại các nhà tuyển dụng nhiều dẫn đến tình trạng khan hiếm nhân lực ngành Hóa dược. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Hóa dược có thể tham gia làm việc tại các vị trí như:

  • Cán bộ giảng dạy Hóa dược trong các trường đại học và cao đẳng;

  • Cán bộ nghiên cứu trong các viện, các trung tâm, các công ty, các nhà máy xí nghiệp sản xuất dược phẩm;

  • Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, soạn thảo chính sách ngành Hoá dược;

  • Làm tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc ngành công nghệ hóa học và hóa dược, mỹ phẩm;

  • Làm công tác quản lý trong các công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thuốc;

  • Cán bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm-mỹ phẩm trong nước và quốc tế.

  • Làm công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tại các cơ sở, trung tâm sản xuất, kiểm định chất lượng dược liệu, kiểm nghiệm dược phẩm, mĩ phẩm, công ty tư vấn về dược phẩm.

IV. Nghiên cứu khoa học

Các hướng nghiên cứu chính:

1. Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính sinh học của các hợp chất dị vòng và dẫn xuất của chúng, dự đoán ứng dụng trong y học.

2. Nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ các bài thuốc dân gian, ứng dụng trong y học.

3. Nghiên cứu và tổng hợp những chất xúc tác mới ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ và tổng hợp dược phẩm.

4. Phân tích dược liệu, dược phẩm

 

Công trình:

1. Tạp chí chuyên ngành quốc tế: Đăng tải 30 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, trong đó có 19 bài thuộc các tạp chí hàng đầu thế giới thuộc danh mục SCI như; The Journal of Organic Chemistry, Chemistry A European Journal, Tetrahedron, Mendeleev Communications, Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters,Chemistry of Heterocyclic Compounds, Russian Chemical Bulletin, RusianJournal of Organic Chemistry,v.v. và nhiều bài trên các tạp chí quốc tế khác.

2. Tạp chí chuyên ngành quốc gia: 30 bài trên tạp chí Hóa học, 08 bài trên tạp chí KH&CN ĐH Thái Nguyên và nhiều bài trên tạp chí quốc gia khác.

 

 

 

xuanvt@tnus.edu.vn

 


Bài viết khác